Cường độ ánh sáng và các tiêu chuẩn về cường độ ánh sáng trong sản xuất và tiêu dùng

cuong-do-anh-sang-la-gi-chuan

Cường độ ánh sáng là gì và nó quan trọng như thế nào trong việc chọn mua và sử dụng đèn chiếu sáng. Trong bài viết này Kingsolar Việt Nam sẽ chỉ rõ về khái niệm, công thức tính, đặc điểm của thông số này.

quang thong - cuong do anh sang - do roi

1. Cường độ ánh sáng là gì?

Cường độ ánh sáng (Light intensity) là thông số để xác định năng lượng phát ra từ một nguồn sáng theo một hướng nhất định. Và trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường quen gọi là cường độ sáng.

Cường độ ánh sáng được ký hiệu là: I

Đơn vị của cường độ ánh sáng là candela (cd) : 1cd = 1 lm / sr

Bội số của candela là kilocandela (kcd): 1 kcd = 1.000 cd

Công thức định nghĩa của cường độ ánh sáng: I = Ф / ω = E x d2

Trong đó:

Ф : Ký hiệu của quang thông

Ω : Ký hiệu của gốc khối

E: Ký hiệu của độ rọi

d : Khoảng cách từ điểm phát sáng tới bề mặt nhận ánh sáng.

Như chúng ta đã biết cường độ sáng là một thông số kỹ thuật của ngành công nghiệp chiếu sáng. Và thông số này hoàn toàn khác với thông số quang thông, độ rọi và độ chói nhé.

Xem thêm:

Quang thông là gì? Quang thông quan trọng như thế nào trong lựa chọn đèn chiếu sáng

Độ Rọi là gì? Công thức tính độ Rọi

Độ Chói là gì? Công thức tính độ chói

cuong-do-anh-sang-la-gi-chuan

2. Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn

Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn sẽ dựa vào mục đích mà bạn sử dụng các không gian mà đưa ra các yêu cầu về cường độ ánh sáng. Ở mỗi không gian sẽ có cường độ ánh sáng tiêu chuẩn riêng và để tính được cường độ ánh sáng tiêu chuẩn này người ta sẽ sử dụng độ sáng của ngọn nến thông thường để làm chuẩn.

Đơn vị đo cường độ sáng là candela (cd), chữ candela trong tiếng Latinh có nghĩa là “ngọn nến”. Một ngọn nến thông thường phát ra ánh sáng với cường độ ánh sáng khoảng một candela, nếu một số hướng bị che khuất thì nguồn sáng này vẫn có cường độ khoảng một candela trong các hướng mà không bị che khuất.

Đối với đèn chiếu sáng thì có sự khác nhau khá lớn và tỷ lệ thuận với công suất W và lumen, lux.

  • Đèn sợi đốt 40W – Cường độ ánh sáng là 35Cd theo mọi phương.
  • Đèn sợi đốt 300W có bộ phản quang – Cường độ ánh sáng là 1,500 Cd ở tâm chùm tia.
  • Đèn Halogen 2000W có bộ phản quang – Cường độ ánh sáng là 14,800Cd theo mọi phương và 250,000Cd ở tâm chùm tia.
  • Đèn Led 100W có cường độ sáng khoảng 2,500Cd ở tâm chùm tia và 1,500 Cd theo mọi phương
  • Đèn đường năng lượng mặt trời công suất 300W có cường độ sáng khoảng 2,800 Cd
  • Đèn đường năng lượng mặt trời công suất 400W Army có cường độ sáng khoảng 3,200 Cd
  • Đèn pha năng lượng mặt trời 200W có cường độ sáng khoảng 2,500 Cd
  • Đèn pha năng lượng mặt trời 100W có cường độ sáng khoảng 2,200 Cd

Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn

3.  Làm thế nào để biết được thiết bị chiếu sáng có cường độ Cd là bao nhiêu?

Khác với thông số ánh sáng là W và Lm thường được ghi sẵn tại bao bì sản phẩm thì Cd thường ít để ý hơn và cũng không được ghi rõ ràng. Thực tế để biết được chính xác thông số này, bạn phải cần đến máy đo cường độ ánh sáng.

Hoặc một cách đơn giản khác là bạn có thể tự tính theo công thức sẵn có:

Cd = Lm/4π

Ví dụ: Một chiếc đèn pha năng lượng mặt trời 200W có quang thông là 10,000Lm thì cường độ chiếu sáng của đèn sẽ là:

10,000/4π = 10,000/(4 x 3,14) = 796Cd.

Tham khảo những mẫu đèn năng lượng mặt trời mới nhất có cường độ ánh sáng phù hợp lắp đặt cổng, sân, vườn, đường làng,…Chiếu sáng suốt đêm mà không tốn tiền điện.

Xem thêm:

Kingsolar Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *